HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CẤU TRÚC QUẦN XÃ TRÙNG BÁNH XE Ở HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

THE STATUS OF WATER QUALITY AND CORRELATION WITH ROTIFERS COMMUNITY STRUCTURE IN PHU NINH LAKE, QUANG NAM PROVINCE
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học và Giáo dục - Trường ĐHSP Đà Nẵng,, Số: 30(04).2018, Trang: 20, Năm: 2018, Loại bài viết: Bài báo, Quốc gia: Việt Nam.

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước và cung cấp thêm dữ liệu về tài nguyên sinh vật của khu vực nghiên cứu. Tổng số 15 vị trí đã được khảo sát qua 2 mùa. Các thông số: nhiệt độ, pH, DO, BOD5, TSS, TN, TP, Chl-a và mẫu Trùng bánh xe được phân tích để đánh giá chất lượng môi trường nước hồ Phú Ninh. Kết quả cho thấy, chất lượng nước hồ đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng nước cấp sinh hoạt. Các thông số hóa lí và chỉ số dinh dưỡng (TRIX) cho thấy hầu hết môi trường nước tại các vị trí nghiên cứu đều trong trạng thái nghèo dinh dưỡng. Tổng số 61 loài thuộc 15 họ Trùng bánh xe được ghi nhận, với mật độ dao động từ 1.260-20.160 cá thể/ lít. Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy sự xuất hiện của các loài thuộc nhóm Lecanidae (L. closteroceca, L. dorysa, L. haliclysta, L. sola) có liên quan với sự tăng của hàm lượng Chl-a. Trong khi đó, sự xuất hiện của các loài L. luna, L. obtuse, L. signifera và Brachionus diversicornis lại có liên quan với sự gia tăng của tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS). Hơn thế nữa, Polyarthra major và Anuraeopsis navicular là hai loài có xu hướng xuất hiện liên quan với sự gia tăng của BOD5.

Từ khóa: Chất lượng nước; Chỉ số dinh dưỡng (TRIX); Động vật phù du; Trùng bánh xe, Cấu trúc thành phần loài; hồ Phú Ninh

Abstract:

The study was conducted at Phu Ninh reservoir, Quang Nam province in order to investigate the current status of water quality and provide more information about biological resources in the study area. A total of 15 positions in the lake were surveyed in 2 seasons. Eight water quality parameters, including temperature, pH, DO, BOD5, TSS, TN, TP, and Chl-a were analyzed. The results showed that the water quality of the lake met the requirements of domestic water supply. The physicochemical parameters of water and the trophic index (TRIX) revealed that the lake’s trophic level was in oligotrophic. The study also recorded 61 species of rotifers, belonging to 15 families. The density of rotifer ranged from 1.250-20.160 individual/liter. According to the results of Canonical Correspondance Analysis (CCA), the appearance of species belongs to Lecanidae (L. closteroceca, L. dorysa, L. haliclysta, L. sola) was related to the increase of Chl-a content. Meanwhile, the appearance of other species like L. luna, L. obtuse, L. signifera and Brachionus diversicornis was related to the increase of the content of total suspended solids in the water (TSS). Moreover, the appearance of Polyarthra major và Anuraeopsis navicular was related to the increase of the content of easily biodegradable organic matters in water (BOD5).

Keywords: water quality; trophic index (TRIX); zooplankton; rotifers; community structure; Phu Ninh lake.