THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC THUỘC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

RESEARCH ABOUT HAPPINESS OF STAFF IN DANANG UNIVERISTY
Nơi đăng: tạp chí khoa học và giáo dục trường đại học sư phạm, đại học đà nẵng, Số: 32, Trang: 66-72, Năm: 2019, Loại bài viết: Bài báo, Quốc gia: Việt Nam.

Tóm tắt:

Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc của con người đối với cuộc sống, hạnh phúc phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với cuộc sống. Giáo sư Veenhoven Ruut (1942- ), người đã nhiều năm nghiên cứu về hạnh phúc nhận định: “Hạnh phúc là yêu thương cuộc sống mà chúng ta đang sống”. Những yếu tố tác động đến hạnh phúc của con người là: (1) Mối quan hệ vợ/chồng/người yêu; (2) mối quan hệ gia đình (bố mẹ/ anh chị em); (3) con cái; (4) công việc; (5) sức khoẻ; (6) tự tin vào chính mình; (7) mối quan hệ xã hội (đồng nghiệp/ bạn bè); (8) thu nhập. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo hạnh phúc có 29 items (từ 1 điểm đến 6 điểm), của tác giả Michael Argyle và Peter Hills (2002) – Đại học Oxford Brookes University; và bộ bảng hỏi để khảo sát 378 cán bộ viên chức tuổi từ 25 đến 55, thuộc Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy 18,9% số cán bộ khá hạnh phúc; 10% không hạnh phúc; Yếu tố tạo nên hạnh phúc nhất là tự tin vào chính mình. Các yếu tố khiến không hạnh phúc là mối quan hệ trong gia đình; tình trạng sức khỏe cá nhân. Khách thể trong độ tuổi 25-30 hạnh phúc hơn các nhóm tuổi khác. Các biện pháp được khách thể lựa chọn có thể làm tăng hạnh phúc là tham gia các hoạt động nhóm; tập yoga; đi du lịch… Từ khóa: hạnh phúc, cán bộ viên chức, gia đình, mối quan hệ, sức khỏe, tự tin

Abstract:

Abstract Happiness is our emotion about the life, happiness depends on our attitude. Professor Ruut Veenhoven (1942- ) – who researchs about happiness in many years have definition that: “Happiness is loving the life we live”. The groups factors affecting human well-being are: (1) spouse / partner relationship; (2) family relationship (parents / siblings); (3) children; (4) work; (5) health; (6) self-confidence; (7) social relationships (colleagues / friends); (8) income. Our research used the happiness scales of Michael Argyle and Peter Hills (2002), Oxford Brookes University, surveyed 378 staff (aged 25-55) of the University of Da Nang. The researchers answered 29 items with 6 levels of points (from 1 point to 6 points). The results of research show that: 18.9% of the staff are quite happy; and 10% of staff are unhappy; The factor can make happiest is self-confidence. The causes make unhappiness are family relationships, their health. The staffs about 25-30 year olds are happier than other age groups. Researchers suggest that it is possible to increase happiness by participating in group activities; yoga; traveling… Key words: happiness; staff; familly; relationships; health; self-confidence