Phân tích xác định các phân tử sinh học dựa trên hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt của hạt Nano vàng tích hợp với thiết bị dòng
GOLD NANOPARTICLES BASED LOCALIZED SURFACE PLASMON RESONANCE IN COMBINATION WITH MICROFLUIDIC SYSTEM FOR BIOMOLECULE DETERMINATIONTóm tắt:
Ngày nay, nano kim loại được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: điện tử, vật liệu nano có tính chất quang học, xúc tác nano, đặc biệt được dùng làm vật liệu cảm biến. Nhờ có những tính chất quang hoc đặc trưng, các hạt nano vàng, bạc được sử dụng để xác định trực tiếp các phân tử sinh học dựa vào hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể trên bề mặt cảm biến quang học dựa trên hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt của các hạt nano vàng được cố định trên nền polymer PDMS. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể được xác định bằng cách đo cường độ hấp thụ quang cũng như sự dịch chuyển đỉnh hấp thụ cực đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ cảm biến tạo được có khả năng phân tích định tính, định lượng kháng nguyên có mặt trong mẫu phân tích. Kỹ thuật phân tích này có khả năng ứng dụng trong các xét nghiệm miễn dịch cũng như phân tích sinh học nói chung.
Abstract:
In recent years, metallic nanoparticles have been studied extensively for the nanoelectronics, nanophotonics, nano-catalyst, and biosensor applications. The unique optical property of Au and Ag nanoparticles is suitable to be employed as a marker for the label-free optical detection based on localized surface plasmon resonance. In this work, we investigate a simple method for monitoring the interaction of antigen-antibody on the PDMS sensing surface based on the localized surface plasmon resonance of immobilized gold nano particles. The interaction between antigen-antibody was examined by recording the absorbance intensity, as well as the peak wavelength shift of the LSPR band. The results showed that our device can be employed to qualitatively and quantitatively analyze the antigen presenting in sample. The developed technique is also hopefully expanded the potential applications of PDMS microfluidic chip on studying immunoassays and other biochemical analyses.