Tương tác giữa keo nano bạc với ion thuỷ ngân (II) và sự thay đổi tính chất cộng hưởng plasmon bề mặt của nó
Tương tác giữa keo nano bạc với ion thuỷ ngân (II) và sự thay đổi tính chất cộng hưởng plasmon bề mặt của nóTóm tắt:
Tính chất cộng hưởng plasmon bề mặt của các hạt nano, đặc biệt là nano vàng (AuNP), bạc (AgNP) đã và đang được khai thác rộng rãi trong các ứng dụng liên quan đến cảm biến hoá, sinh học. Nano bạc là loại vật liệu thể hiện tính chất cộng hưởng plasmon nổi trội so với các nano kim loại khác nên rất nhạy với sự thay đổi về kích thước, hình dạng và môi trường bên ngoài. Bài báo này trình bày phương pháp điều chế hệ keo AgNP và khảo sát các đặc trưng của vật liệu đã tổng hợp thông qua các phân tích hoá lý như đo phổ cộng hưởng plasmon bề mặt, phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) và chụp ảnh truyền qua (TEM). Kết quả thực nghiệm cho thấy màu sắc của dung dịch keo AgNP, kích thước, tín hiệu cộng hưởng plasmon của nó bị thay đổi khi có mặt ion Hg2+ do tương tác giữa AgNP với Hg2+. Kết quả này mở ra hướng ứng dụng dung dịch keo AgNP trong phát triển hệ cảm biến trên cơ sở biến đổi màu để phân tích nhanh Hg2+ trong nước.