KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ NGỌC GIÁ, ĐIỆN BÀN - QUẢNG NAM

PSYCHOLOGICAL DIFFICULTY IN LEARNING ACTIVITIES STUDENT OF SECONDARY SCHOOL LE NGOC GIA, DIEN BAN, QUANG NAM
Nơi đăng: KY Hội thảo quốc tế Tâm lý học đường, Số: , Trang: , Năm: 2016, Loại bài viết: Bài báo, Quốc gia: Việt Nam.

Tóm tắt:

Tóm tắt   Bài báo phân tích những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh Trường trung học cơ sở Lê Ngọc Giá, Điện Bàn, Quảng Nam. Số liệu thu được từ việc khảo sát 210 học sinh khối lớp 9 của trường vào thời điểm giữa học kì 2 năm học 2015 – 2016. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức – thái độ - hành vi. Trong nghiên cứu này, hành vi được xem xét ở kỹ năng học tập. Kết quả cho thấy phần lớn các em đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau với các biểu hiện như chán nản khi gặp môn học khó, lo lắng quá mức về việc học, chưa biết cách ứng phó hiệu quả với các tình huống khó khăn. Trong đó khó khăn về mặt thái độ có mức độ thường xuyên hơn. Về mặt kỹ năng, học sinh trường Lê Ngọc Giá chưa biết hoặc không rõ cách thực hiện và vận dụng các kỹ năng học tập. Có sự khác biệt giới tính trong kết quả khảo sát, học sinh nam có biểu hiện khó khăn cao hơn. Từ những khó khăn này, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ cho các em giảm thiểu khó khăn, nâng cao hiệu quả học tập.

Abstract:

The article analyzes the psychological difficulties in learning activities of student secondary school Le Ngoc Gia, Dien Ban, Quang Nam. Data was collected from the survey of 210 students in grade 9 on 2 semester academic year 2015-2016. Psychological difficulties in learning activities are expressed in three aspects: awareness - attitude - behavior. In this study, the behavior is considered in learning skill. The results showed that most students have difficulties with varying degrees, include: bored with difficult subjects, too worried about learning, coping with difficult situations are not effective. Inside, attitude difficulties are higher levels. About learning skill, students do not know how to apply. There are gender differences in this result, male students have higher difficulty expression. Since then, the article proposes a number of measures to support them minimize difficulties and improve learning effectiveness.