THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THE LEVELS OF UNDERSTANDING AND PREPARATION FOR INTEGRATED TEACHING OF GENERAL EDUCATION TEACHERS IN DANANG CITYTóm tắt:
Dạy học tích hợp (DHTH) là quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh (HS) những năng lực của HS nói chung và năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn nói riêng, dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. DHTH là một trong những nội dung đổi mới mang tầm chiến lược của giáo dục Việt Nam trong thời gian tới. Để có cơ sở thực tiễn khi nghiên cứu về DHTH, việc khảo sát, điều tra mức độ hiểu biết và mức độ sẵn sàng của giáo viên (GV) phổ thông về DHTH là cần thiết. Bài báo này, chúng tôi công bố kết quả khảo sát điều tra về những hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH của 130 GV giảng dạy môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thuộc 30 trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; từ đó đề xuất một số giải pháp để tổ chức triển khai DHTH trên phạm vi cả nước đạt hiệu quả cao.
Từ khóa: tích hợp; dạy học tích hợp; thực trạng dạy học tích hợp; đổi mới dạy học; giải pháp dạy học tích hợp.
Abstract:
Integrated teaching is the approach aiming to develop students’ competences in general and ability to effectively solve practical situations in particular, based on the mobilization of contents, knowledge, and skills in different fields. Integrated teaching is one of the strategic innovation of Vietnamese education in the coming time. In order to establish a practical basis for the study on integrated teaching, it is necessary to investigate into the level of understanding and preparation for integrated teaching of general education teachers. This article presents the results of the research of the understanding and preparation for integrated teaching of 130 teachers of physics, chemistry and biology in 30 secondary and high schools in Danang city. Based on the results, it offers measures to implement integrated teaching on the national scale to achieve high effectiveness.
Keywords: integration; integrated teaching; the reality of integrated teaching; teaching innovation; integrated teaching solution.